Đánh giá của bạn

Nhiều lao động ở Quảng Trị khốn khổ vì tin lời doanh nghiệp xuất khẩu lao động


Tin lời hứa chắc như định đóng cột của bà Hoàng Thị Hà - Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ và đầu tư Hoàng Hà (Công ty Hoàng Hà, có trụ sở tại 52 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều người dân ở tỉnh Quảng Trị đã mang tiền nộp cho doanh nghiệp này với hy vọng sẽ được đi XKLĐ để thoát nghèo. Tuy nhiên sau nửa năm chờ đợi, niềm hy vọng ấy đang đứng trước nguy cơ tiền mất, tật mang...

Niềm tin đổ vỡ

Tính đến nay, anh Lê Thiêm Phong Nhã (trú ở khu phố 2, thị trấn Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) đã ăn chực nằm chờ ở Hà Nội được gần 1 tuần. Sở dĩ anh phải làm cái việc chẳng đặng chẳng đừng là  bởi, trước đó 6 tháng, anh đã trót nộp khoản tiền hơn 3.000 USD cho bà Hoàng Thị Hà để đổi lấy lời hứa sẽ được công ty do bà Hà làm giám đốc đưa đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Thế nhưng, sau khi nộp tiền và nhận vô số lời khất lần, chuyến đi của anh vẫn... mịt mù.

Anh Nhã kể lại: “Qua nhiều người môi giới và liên hệ với bà Hà, em được biết công ty của bà ấy là chi nhánh của Công ty TNHH MTV đầu tư và PTNN Hà Nội (Hadico). Cũng theo lời vị nữ giám đốc thì Công ty Hoàng Hà sẽ đưa được em đi XKLĐ tại Hàn Quốc theo diện “bảo lãnh thương mại” với mức lương hàng tháng từ 1.500 – 1.800 USD. Nếu đồng ý đi, người lao động phải nộp cho Công ty Hoàng Hà tổng chi phí là 15.000 USD”.

Nhận thấy đây là chi phí hợp lý để có thể giúp mình thoát nghèo, anh Nhã và khoảng 20 người dân cùng quê đã ra Hà Nội tìm đến Công ty Hoàng Hà để nộp tiền đặt cọc là 3.000 USD/người. Nhận xong số tiền, bà Hà yêu cầu mỗi người nộp thêm khoản tiền khác là 15 triệu đồng tiền học ngoại ngữ và 5 triệu tiền cấp “mã số, mã vạch”. Tuy nhiên, sau khi học xong, họ chỉ nhận được những lời hứa chờ ngày nhận visa và lên máy bay mà không biết cụ thể là khi nào.

Chờ đợi quá lâu mà không có kết quả, anh Nhã cùng nhóm bạn đồng hương đã nhiều lần ra Hà Nội để đòi lại tiền, nhưng đáp lại bà Hà chỉ khất lần. “Sau đó bà Hà cho nhóm của em biết là không thể đưa lao động đi Hàn Quốc theo diện “bảo lãnh thương mại” và gợi ý bọn em nên chuyển sang đi theo diện du học. Nếu đồng ý thì bà ấy sẽ giảm từ 15.000 USD xuống còn 12.000 USD. Tuy nhiên, gợi ý này không được chúng em đồng ý bởi mục tiêu của những người nông dân như em là đi lao động kiếm tiền về giúp đỡ gia đình. Trình độ chúng em nhiều người chưa hết cấp 2, ngoại ngữ mù tịt thì du học nỗi gì? Vì vậy chúng em kiên quyết đòi lại tiền. Vậy nhưng bà ấy luôn thường trực một câu: “Tiền cô đã nộp lên trên Cục, khi nào lấy về được thì cô trả”. Khi bọn em hỏi trên Cục là Cục nào thì bà ấy không trả lời” - anh Nhã nói.

Bắc thang lên hỏi ông trời

Để tìm hiểu rõ những vấn đề này, PV Báo An ninh Thủ đô đã liên hệ với bà Hà qua điện thoại và tin nhắn, nhưng không nhận được phản hồi. Tìm đến trụ sở của Công ty Hoàng Hà nằm ở tầng 2 một quán cà phê tại số 52 Trần Vỹ thì nhân viên của công ty cho biết, bà Hà hiện bận đi lễ nên không thể tiếp được và hẹn phóng viên quay lại vào 9h sáng ngày hôm sau.

Tuy nhiên, sáng 11/9 khi có mặt tại đây, mặc dù chúng tôi đã diện kiến bà Hà tại phòng làm việc, nhưng vị nữ giám đốc này lại không tiếp mà cho Kế toán trưởng ra yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy tờ tùy thân. Sau khi Kế toán trưởng chụp lại toàn bộ Thẻ nhà báo, Căn cước công dân của chúng tôi để trình Giám đốc thì một nhân viên khác tên là Đoàn Thị Thúy Hiền xuất hiện. Cô này tự nhận là Thư ký riêng của bà Hà mời phóng viên về với lý do: Công ty chẳng có việc gì để làm việc với Báo An ninh Thủ đô cả.


Trước cung cách làm việc bất hợp tác này, chúng tôi đã liên hệ với Công ty TNHH MTV đầu tư và PTNN Hà Nội (Hadico) để tìm hiểu sự việc. Ông Nguyễn Xuân Trường - cán bộ phụ trách mảng lao động của Trung tâm XKLĐ Hadico khẳng định: Công ty Hoàng Hà không phải chi nhánh, không phải công ty con và cũng không có bất cứ sự liên hệ nào với Hadico.

Tuy nhiên, ông Trường tiết lộ: “Tháng 7/2017, Trung tâm XKLĐ chúng tôi có sử dụng một cộng tác viên trong việc khai thác thị trường lao động, anh này tên là Lê Văn Nam quê ở Thanh Hóa. Anh Nam đã thuê căn nhà số 52 Trần Vỹ để đặt biển hiệu “Điểm tư vấn và tiếp nhận hồ sơ XKLĐ” cho Hadico. Trách nhiệm của điểm tư vấn này là tiếp nhận, sau đó nộp toàn bộ giấy tờ về cho chúng tôi chứ không có thẩm quyền thu tiền, ký hợp đồng với người đi XKLĐ.

Đến đầu năm 2018, do anh Nam làm việc không hiệu quả nên chúng tôi đã gửi công văn về việc không đặt anh ta làm cộng tác viên nữa. Được biết Nam cũng đã về quê. Còn trường hợp bà Hoàng Thị Hà – Giám đốc Công ty Hoàng Hà chính là chị ruột anh Nam. Bà ấy đã tiếp quản lại văn phòng cũ của em trai mình và hoạt động như thế nào chúng tôi không rõ. Có điều khi rời đi, anh Nam không chịu dỡ biển hiệu của Trung tâm XKLĐ Hadico nên dẫn đến rất nhiều người dân các tỉnh về đây nộp tiền rồi hiểu lầm đây là văn phòng của Hadico”.

Cũng theo ông Trường, Trung tâm XKLĐ Hadico chỉ khai thác 2 thị trường duy nhất là thực tập sinh tại Nhật Bản và XKLĐ tại Đài Loan- Trung Quốc. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp nào tự nhận là của Hadico và đưa người đi Hàn Quốc hay bất cứ thị trường nào khác đều là mạo danh.
Share on Google Plus

Giới Thiệu Admin

Mình là Huy, nghề nghiệp chính là chạy xe ôm và bán cá sau 1 thời gian ế ẩm vì lượng khách ít ỏi tôi bắt đầu lấn sân qua ngành CNTT - Nếu 1 ngày nào đó 1lit xăng giá 10k thì tôi sẽ trở lại chạy xe. Nếu ai đã từng đi xe do tôi chở thì đừng ngạc nhiên xin cám ơn. Máy ảnh Fujifilm XA3,Máy ảnh Sony a6500 , Máy ảnh Nikon D5600

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mình là Huy, mình đam mê công nghệ và muốn chia sẽ những thông tin mới nhất về công nghệ điện tử. Nếu mọi người thấy thú vị hãy để lại nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp.