Chụp ảnh sắc nét là điều kiện đầu tiên và quan trọng mà bất cứ nhà nhiếp ảnh nào cũng phải làm được. Có rất nhiều lý do khiến ảnh chụp không được sắc nét, cùng Anh Đức Digital tìm hiểu qua một số lý do và cách khắc phục qua bài viết dưới đây nhé.
Tốc độ màn trập quá chậm
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến ảnh chụp của bạn bị nhòe là do tốc độ màn trập quá chậm. Bí quyết để khắc phục tình trạng này, bạn phải thiết lập tốc độ màn trập thấp nhất phải bằng 1 chia cho độ dài tiêu cự ống kính để bù đắp cho việc rung máy khi cầm tay. Để chắn chắn hơn, bạn hãy nhân đôi tiêu cự lên.
Ví dụ như nếu bạn chụp ảnh với ống kính có tiêu cự 60mm, hãy đảm bảo rằng tốc độ màn trập của bạn sẽ không chậm hơn 1/60 giây (nhân đôi con số tiêu cự lên thì bạn sẽ có 1/120 giây) hoặc nhanh hơn con số đó. Nếu bạn chụp với ống kính có tiêu cự 85mm, hãy đảm bảo con số 1/90 giây (hay 1/180 giây nếu nhân đôi) hoặc nhanh hơn.
Ống kính không đủ tốt
Hình ảnh chụp không sắc nét không phải lúc nào cũng đổ lỗi cho người chụp. Đôi khi thiết bị chụp ảnh mới chính là nguyên nhân của vấn đề. Chính vì vậy, bạn nên đầu tư ngân sách để có một ống kính chuyên nghiệp và phù hợp với nhu cầu của mình. Tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu kỹ về ống kính hoặc nhờ chuyên gia tư vấn thêm để có được cho mình sự lựa chọn tốt nhất.
Máy ảnh rung
Nếu tốc độ màn trập đã được cài đặt đúng thông số, ống kính đủ tốt và phù hợp mà hình ảnh vẫn bị nhòe? Lúc này, nguyên nhân tiếp theo bạn phải nghĩ đến chính là máy ảnh bị rung.
Trong trường hợp này, chân máy sẽ rất hữu ích đối với bạn. Chân máy sẽ giúp giảm được trọng lượng xuống khỏi cánh tay và giảm rung chuyển khi chụp và mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng ngay khi bạn nhìn qua kính ngắm.
Vật thể đang chuyển động
Đối với một đối tượng đang chuyển động thì cho dù bạn đang sử dụng chân máy thì hình ảnh sau khi chụp chắc chắn vẫn bị mờ. Trong trường hợp này, muốn chụp rõ nét, bạn vần phải cài đặt tốc độ chụp ảnh đủ nhanh để chống lại chuyển động.
Vậy tốc độ bao nhiêu là phù hợp? Nếu là đối với người đang đi bộ bình thường thì tốc độ 1/60s hoặc 1/125s là ổn. Tuy nhiên, đối với những vật thể đang chuyển động nhanh hơn như xe chạy, hoặc chụp ảnh các môn thể thao như bóng đá, bơi lội thì tốc độ rơi vào khoảng từ 1/500s trở lên mới có thể bắt được nhịp chuyển động.
Khi bạn thiết lập tốc độ chụp nhanh đồng nghĩa với việc tăng ISO hoặc tăng khẩu độ của ống kính để cho nhiều ánh sáng vào máy hơn. Tuy việc tăng ISO cao là việc nên tránh khi chụp ảnh tĩnh như phong cảnh, chân dung nhưng đối với chụp ảnh thể thao thì nếu muốn có một bức hình đẹp và sắc nét thì đây là điều vô cùng cần thiết. Có thể việc tăng ISO lên cao sẽ khiến ảnh bị nhiễu nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với bức hình bị mờ.
AF tập trung vào sai chủ thể
Sự ra đời của hệ thống lấy nét tự động (AF) được xem là một bước tiến vượt bậc trong ngành nhiếp ảnh và trở thành một tính năng không thể thiếu đối với bất kỳ máy ảnh nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó không thực sự hoàn hảo. Khi không đủ ánh sáng, không đủ độ tương phản, tính năng AF sẽ gặp khó khăn trong việc xác định vùng lấy nét hoặc không xác định được điểm nét trong vùng chụp. Tương tự, đối với chụp ảnh phong cảnh, macro, chụp HDR, chụp ảnh chuyển động nhanh, việc sử dụng AF có thể sẽ lấy nét sai chủ thể, làm cho hình chụp thiếu sắc nét. Chính vì vậy, đối với những trường hợp trên, bạn nên chuyển về chế độ chỉnh nét bằng tay để có được tấm hình chụp chất lượng nhất.
Ngoài 5 lý do trên, bạn còn biết lý do nào khác khiến ảnh chụp không sắc nét không? Chia sẻ với chúng tôi ở bình luận bên dưới nhé.
Theo Digital Photography School
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Mình là Huy, mình đam mê công nghệ và muốn chia sẽ những thông tin mới nhất về công nghệ điện tử. Nếu mọi người thấy thú vị hãy để lại nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp.