Đã bao giờ bạn tự hỏi, cùng là từ Samsung, tại sao màn hình của Note9 và XS lại có chất lượng hiển thị khác nhau?
Màn hình của iPhone X (và cả iPhone XS cùng iPhone XS Max) có hai điểm đặc biệt. Đầu tiên, giới chuyên môn đánh giá màn hình của iPhone cực cao. DisplayMate, công ty đi đầu trong lĩnh vực đánh giá màn hình đã liên tục dành cho 2 thế hệ iPhone mới nhất những lời khen "có cánh" sau một loạt các bài kiểm tra khách quan bằng công cụ chuyên dụng. Độ chính xác màu cao nhất, độ sáng cao nhất, độ tương phản cao nhất, độ phản chiếu thấp nhất... là một vài kỷ lục được iPhone X và sau này là iPhone XS/XS Max thiết lập.
Nhưng màn hình OLED trên X/XS còn có một điểm đặc biệt khác: chúng được sản xuất bởi Samsung chứ không phải bởi Apple. Liệu những lời khen của DisplayMate dành cho Apple có nên được dành cho Samsung mà thôi?
Câu trả lời là cả "không" và "có".
Không phải của chung
Samsung Display là nhà cung ứng màn hình cho hàng chục thương hiệu khác nhau chứ không riêng gì Apple và Samsung.
Trước hết, hãy cùng nhìn vào lý do vì sao những lời khen ngợi cho màn hình iPhone X không nên được dành hết cho Samsung: nếu gã khổng lồ Hàn Quốc được nhận hết công trạng về phần mình, vì sao màn hình Galaxy S8, Galaxy Note8 hay rất nhiều các mẫu smartphone Trung Quốc, vốn do Samsung sản xuất, lại không có cùng một kết quả đánh giá? Vì sao, dù đều được DisplayMate đánh giá ở hạng "top", iPhone XS, Pixel 3, Galaxy S9/S9+ và Galaxy Note9 vẫn có sự khác biệt?
Câu trả lời đơn giản, nhưng dễ bị hiểu nhầm: gã khổng lồ Hàn Quốc chỉ là nhà sản xuất màn hình cho Apple, Google v...v... mà thôi. Khâu cân chỉnh màu cũng như rất nhiều công đoạn liên quan đến chất lượng hiển thị cuối cùng đều vẫn thuộc về Apple, Google và các hãng điện thoại mua tấm màn từ Samsung.
Quan trọng nhất, tất cả những sáng tạo, tất cả các ý tưởng thiết kế kỹ thuật vẫn là của công ty làm chủ thương hiệu chứ không phải là của công ty bán linh kiện. Kể cả sản phẩm cuối có dùng tấm màn của một nhà sản xuất, mỗi mẫu smartphone đều sẽ có những thành tựu riêng để làm nên sự khác biệt.
Những sáng tạo được giữ làm của riêng
Kể cả có dùng chung tấm màn từ 1 nhà cung ứng thì mỗi hãng ít nhất cũng phải tự calibrate (cân chỉnh) lại màu sắc trên smartphone của mình.
Ví dụ đơn giản nhất về là Pixel 3 với 3 chế độ màu sắc khác nhau (Tự nhiên, Bão hòa và Tùy ứng). Nghe tên gọi thì các tùy chỉnh này có vẻ đơn giản, nhưng Google cũng phải có các biện pháp kỹ thuật để mỗi chế độ đều làm hài lòng người dùng. Trong chế độ Bão hòa (Saturated) chẳng hạn, Google không chỉ làm cho màu sắc rực hơn mà còn nâng độ sáng toàn màn hình lên 400nit và giảm tối đa hiện tượng đổi màu khi nhìn từ góc hẹp - vốn là căn bệnh muôn thuở của OLED.
Kết quả là màu sắc Pixel 3 trong chế độ Saturated dù có "nịnh mắt" nhưng cũng không tạo cảm giác giả tạo như các loại màn hình "nịnh mắt" khác. Và bởi khả năng tùy chỉnh này đòi hỏi rất nhiều công sức từ Google trên cả phần cứng và phần mềm, ông chủ Android vẫn chưa đưa tùy chọn tưởng đơn giản này trở thành tính năng chung cho Android.
Không một sản phẩm sao chép nào, bao gồm cả các sản phẩm dùng tấm màn từ Samsung, có thể bỏ cằm như Apple.
Một ví dụ khác được nhiều người nói đến hơn: cho dù Samsung đi trước Apple về công nghệ OLED, Galaxy S9 vẫn có "cằm" dưới màn hình còn iPhone X thì không. Để gọt đi phần "cằm", kỹ sư của Apple đã đưa ra một giải pháp vô cùng đặc biệt là đưa chip controller cho tấm màn xuống phía dưới màn hình, thay vì đặt ở vị trí "cằm" như mọi khi.
Chính cách thiết kế đặc biệt này đã giúp cho iPhone X trở nên nổi bật, bởi do giới hạn của công nghệ LCD, màn hình smartphone luôn có viền rất dày. Phần viền này hoặc là dày cả trên lẫn dưới, hoặc là chỉ một trong 2 phía (ví dụ Mi Mix dày phía dưới, BPhone 3 dày phía trên), hoặc là được "tán nhỏ" qua cả 4 phía (như iPhone XR). Samsung dù đi trước với OLED, dù tràn viền ra cả 2 phía trái-phải nhưng đã không nghĩ đến chuyện triệt tiêu phần "cằm" và phần "trán" - phải đến khi iPhone X ra đời, thị trường mới có màn hình "tràn viền" gần như thực thụ.
Nhà sản xuất đạt "chuẩn"
Ngược lại, sẽ là rất sai lầm nếu như chúng ta bỏ qua công sức của Samsung: giải pháp đặt chip controller của Apple thực chất là cực kỳ khó hiện thực hóa, và đến nay mới chỉ có duy nhất Samsung làm được mà thôi. Trong khi Apple vẫn đang tìm cách đưa thêm các nhà sản xuất màn hình khác (bao gồm LG) vào chuỗi cung ứng iPhone, toàn bộ iPhone X/XS/XS Max bán ra hiện tại đều mới chỉ dùng màn hình do Samsung sản xuất.
Thành tựu của Samsung nằm ở chỗ, cho đến giờ iPhone XS và XS Max vẫn chưa thể dùng tấm màn của bất kỳ hãng sản xuất nào khác.
Trong quá khứ, đôi khi sự khác biệt về nhà sản xuất linh kiện sẽ gây ra ảnh hưởng về mặt chất lượng. Năm 2016, Apple đã vướng phải một "scandal" nho nhỏ khi nhiều người lên tiếng rằng iPhone 7 sử dụng chip Samsung gia công có hiệu năng yếu hơn iPhone 7 dùng chip từ "lò" của TSMC (sự khác biệt sau đó được Apple xác nhận vào khoảng 2-3%).
Tuy vậy, các hiện tượng nhỏ này không thể thay đổi bản chất của thị trường hi-tech: nhà sản xuất linh kiện sẽ chỉ chịu một phần trách nhiệm về chất lượng trên sản phẩm cuối. Đem Samsung ra khen ngợi về màn hình iPhone X và Pixel 3 cũng chẳng khác gì đánh đồng smartphone Google và Xiaomi về chất lượng ảnh chụp, bởi chúng đều sử dụng cảm biến của Sony. Đem Samsung SDI (nhà cung ứng pin) ra đổ lỗi về sự cố Note7 sẽ khiến người dùng phải lo lắng về tất cả các mẫu smartphone khác, bởi danh sách khách hàng của công ty này có cả Samsung Electronics, Apple lẫn các công ty khác.
OPPO "chơi lầy" khoe sử dụng cảm biến Sony, nhưng đã bao giờ OPPO đứng ngang hàng với Xperia hay Google Pixel về chất lượng ảnh chụp?
Nếu tìm hiểu sâu về mặt kỹ thuật, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ tấm màn thôi không thể giúp hiển thị hình ảnh: smartphone còn cần cả chip controller và GPU. Ảnh chụp đẹp hay xấu không chỉ tùy thuộc vào cảm biến mà còn cả vào thuật toán xử lý tín hiệu và chip ISP. Những thỏi pin không chỉ phụ thuộc vào nhà sản xuất mà còn chịu ảnh hưởng từ khả năng tản nhiệt của chip hay vị trí đặt pin.
Kẻ chịu trách nhiệm cho tất cả các linh kiện này kết hợp với nhau và tạo ra một trải nghiệm hoàn hảo là kẻ làm chủ thương hiệu. Cho dù bất kỳ điều gì xảy ra, iPhone vẫn thuộc về Apple, Galaxy vẫn thuộc về Samsung. Chính các công ty "chủ" này mới là kẻ đáng nhận mọi lời khen/chê cho sản phẩm, còn tất cả các tên tuổi khác trong chuỗi cung ứng chỉ là "diễn viên quần chúng" mà thôi
Màn hình của iPhone X (và cả iPhone XS cùng iPhone XS Max) có hai điểm đặc biệt. Đầu tiên, giới chuyên môn đánh giá màn hình của iPhone cực cao. DisplayMate, công ty đi đầu trong lĩnh vực đánh giá màn hình đã liên tục dành cho 2 thế hệ iPhone mới nhất những lời khen "có cánh" sau một loạt các bài kiểm tra khách quan bằng công cụ chuyên dụng. Độ chính xác màu cao nhất, độ sáng cao nhất, độ tương phản cao nhất, độ phản chiếu thấp nhất... là một vài kỷ lục được iPhone X và sau này là iPhone XS/XS Max thiết lập.
Nhưng màn hình OLED trên X/XS còn có một điểm đặc biệt khác: chúng được sản xuất bởi Samsung chứ không phải bởi Apple. Liệu những lời khen của DisplayMate dành cho Apple có nên được dành cho Samsung mà thôi?
Câu trả lời là cả "không" và "có".
Không phải của chung
Samsung Display là nhà cung ứng màn hình cho hàng chục thương hiệu khác nhau chứ không riêng gì Apple và Samsung.
Trước hết, hãy cùng nhìn vào lý do vì sao những lời khen ngợi cho màn hình iPhone X không nên được dành hết cho Samsung: nếu gã khổng lồ Hàn Quốc được nhận hết công trạng về phần mình, vì sao màn hình Galaxy S8, Galaxy Note8 hay rất nhiều các mẫu smartphone Trung Quốc, vốn do Samsung sản xuất, lại không có cùng một kết quả đánh giá? Vì sao, dù đều được DisplayMate đánh giá ở hạng "top", iPhone XS, Pixel 3, Galaxy S9/S9+ và Galaxy Note9 vẫn có sự khác biệt?
Câu trả lời đơn giản, nhưng dễ bị hiểu nhầm: gã khổng lồ Hàn Quốc chỉ là nhà sản xuất màn hình cho Apple, Google v...v... mà thôi. Khâu cân chỉnh màu cũng như rất nhiều công đoạn liên quan đến chất lượng hiển thị cuối cùng đều vẫn thuộc về Apple, Google và các hãng điện thoại mua tấm màn từ Samsung.
Quan trọng nhất, tất cả những sáng tạo, tất cả các ý tưởng thiết kế kỹ thuật vẫn là của công ty làm chủ thương hiệu chứ không phải là của công ty bán linh kiện. Kể cả sản phẩm cuối có dùng tấm màn của một nhà sản xuất, mỗi mẫu smartphone đều sẽ có những thành tựu riêng để làm nên sự khác biệt.
Những sáng tạo được giữ làm của riêng
Kể cả có dùng chung tấm màn từ 1 nhà cung ứng thì mỗi hãng ít nhất cũng phải tự calibrate (cân chỉnh) lại màu sắc trên smartphone của mình.
Ví dụ đơn giản nhất về là Pixel 3 với 3 chế độ màu sắc khác nhau (Tự nhiên, Bão hòa và Tùy ứng). Nghe tên gọi thì các tùy chỉnh này có vẻ đơn giản, nhưng Google cũng phải có các biện pháp kỹ thuật để mỗi chế độ đều làm hài lòng người dùng. Trong chế độ Bão hòa (Saturated) chẳng hạn, Google không chỉ làm cho màu sắc rực hơn mà còn nâng độ sáng toàn màn hình lên 400nit và giảm tối đa hiện tượng đổi màu khi nhìn từ góc hẹp - vốn là căn bệnh muôn thuở của OLED.
Kết quả là màu sắc Pixel 3 trong chế độ Saturated dù có "nịnh mắt" nhưng cũng không tạo cảm giác giả tạo như các loại màn hình "nịnh mắt" khác. Và bởi khả năng tùy chỉnh này đòi hỏi rất nhiều công sức từ Google trên cả phần cứng và phần mềm, ông chủ Android vẫn chưa đưa tùy chọn tưởng đơn giản này trở thành tính năng chung cho Android.
Không một sản phẩm sao chép nào, bao gồm cả các sản phẩm dùng tấm màn từ Samsung, có thể bỏ cằm như Apple.
Một ví dụ khác được nhiều người nói đến hơn: cho dù Samsung đi trước Apple về công nghệ OLED, Galaxy S9 vẫn có "cằm" dưới màn hình còn iPhone X thì không. Để gọt đi phần "cằm", kỹ sư của Apple đã đưa ra một giải pháp vô cùng đặc biệt là đưa chip controller cho tấm màn xuống phía dưới màn hình, thay vì đặt ở vị trí "cằm" như mọi khi.
Chính cách thiết kế đặc biệt này đã giúp cho iPhone X trở nên nổi bật, bởi do giới hạn của công nghệ LCD, màn hình smartphone luôn có viền rất dày. Phần viền này hoặc là dày cả trên lẫn dưới, hoặc là chỉ một trong 2 phía (ví dụ Mi Mix dày phía dưới, BPhone 3 dày phía trên), hoặc là được "tán nhỏ" qua cả 4 phía (như iPhone XR). Samsung dù đi trước với OLED, dù tràn viền ra cả 2 phía trái-phải nhưng đã không nghĩ đến chuyện triệt tiêu phần "cằm" và phần "trán" - phải đến khi iPhone X ra đời, thị trường mới có màn hình "tràn viền" gần như thực thụ.
Nhà sản xuất đạt "chuẩn"
Ngược lại, sẽ là rất sai lầm nếu như chúng ta bỏ qua công sức của Samsung: giải pháp đặt chip controller của Apple thực chất là cực kỳ khó hiện thực hóa, và đến nay mới chỉ có duy nhất Samsung làm được mà thôi. Trong khi Apple vẫn đang tìm cách đưa thêm các nhà sản xuất màn hình khác (bao gồm LG) vào chuỗi cung ứng iPhone, toàn bộ iPhone X/XS/XS Max bán ra hiện tại đều mới chỉ dùng màn hình do Samsung sản xuất.
Thành tựu của Samsung nằm ở chỗ, cho đến giờ iPhone XS và XS Max vẫn chưa thể dùng tấm màn của bất kỳ hãng sản xuất nào khác.
Trong quá khứ, đôi khi sự khác biệt về nhà sản xuất linh kiện sẽ gây ra ảnh hưởng về mặt chất lượng. Năm 2016, Apple đã vướng phải một "scandal" nho nhỏ khi nhiều người lên tiếng rằng iPhone 7 sử dụng chip Samsung gia công có hiệu năng yếu hơn iPhone 7 dùng chip từ "lò" của TSMC (sự khác biệt sau đó được Apple xác nhận vào khoảng 2-3%).
Tuy vậy, các hiện tượng nhỏ này không thể thay đổi bản chất của thị trường hi-tech: nhà sản xuất linh kiện sẽ chỉ chịu một phần trách nhiệm về chất lượng trên sản phẩm cuối. Đem Samsung ra khen ngợi về màn hình iPhone X và Pixel 3 cũng chẳng khác gì đánh đồng smartphone Google và Xiaomi về chất lượng ảnh chụp, bởi chúng đều sử dụng cảm biến của Sony. Đem Samsung SDI (nhà cung ứng pin) ra đổ lỗi về sự cố Note7 sẽ khiến người dùng phải lo lắng về tất cả các mẫu smartphone khác, bởi danh sách khách hàng của công ty này có cả Samsung Electronics, Apple lẫn các công ty khác.
OPPO "chơi lầy" khoe sử dụng cảm biến Sony, nhưng đã bao giờ OPPO đứng ngang hàng với Xperia hay Google Pixel về chất lượng ảnh chụp?
Nếu tìm hiểu sâu về mặt kỹ thuật, bạn sẽ nhận ra rằng chỉ tấm màn thôi không thể giúp hiển thị hình ảnh: smartphone còn cần cả chip controller và GPU. Ảnh chụp đẹp hay xấu không chỉ tùy thuộc vào cảm biến mà còn cả vào thuật toán xử lý tín hiệu và chip ISP. Những thỏi pin không chỉ phụ thuộc vào nhà sản xuất mà còn chịu ảnh hưởng từ khả năng tản nhiệt của chip hay vị trí đặt pin.
Kẻ chịu trách nhiệm cho tất cả các linh kiện này kết hợp với nhau và tạo ra một trải nghiệm hoàn hảo là kẻ làm chủ thương hiệu. Cho dù bất kỳ điều gì xảy ra, iPhone vẫn thuộc về Apple, Galaxy vẫn thuộc về Samsung. Chính các công ty "chủ" này mới là kẻ đáng nhận mọi lời khen/chê cho sản phẩm, còn tất cả các tên tuổi khác trong chuỗi cung ứng chỉ là "diễn viên quần chúng" mà thôi
Có thể bạn quan tâm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Mình là Huy, mình đam mê công nghệ và muốn chia sẽ những thông tin mới nhất về công nghệ điện tử. Nếu mọi người thấy thú vị hãy để lại nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp.