Đánh giá của bạn

Bỏ điểm sàn tuyển sinh, ai chịu trách nhiệm đào tạo đại học chất lượng thấp?

Bỏ điểm sàn tuyển sinh, ai chịu trách nhiệm đào tạo đại học chất lượng thấp?
Trao đổi bài sau giờ thì - Ảnh: Nguồn Internet

(QT) - Vừa qua Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, trong đó có nhiều điểm mới so với những năm trước. Quy chế tuyển sinh 2017 không chỉ bỏ điểm sàn trong tuyển sinh đầu vào đại học mà còn cho phép các trường xét tuyển nhiều đợt trong năm. Xét học bạ cũng bỏ luôn quy định điểm trung bình của từng môn. Cho phép thí sinh lựa chọn nhiều nguyện vọng. Nghĩa là Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp để mở toang cánh cửa vào đại học cho các trường thoải mái tuyển sinh.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh mới của Bộ GD&ĐT đang tạo ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Không ít người là cán bộ quản lý ở các trường đại học đồng tình, cho rằng như thế là phù hợp với xu thế giáo dục của một số nước tiên tiến trên thế giới, tạo điều kiện cho học sinh có nguyện vọng được học đại học, các trường có đủ nguồn để tuyển sinh.

Như Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga giải thích: “Việc quy định một ngưỡng đầu vào chung cho tất cả các trường, tất cả các ngành không còn phù hợp với xu thế ngành nghề đào tạo hiện nay” và làm như thế là trao quyền tự chủ cho các trường trong công tác tuyển sinh. Bên cạnh đó cũng không ít ý kiến phản đối, bởi làm như thế khác nào hạ thấp việc đào tạo đại học. Một cấp học mà luôn đòi hỏi phải có chất lượng cao để có nguồn nhân lực đáng tin cậy cho đất nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Việc bỏ điểm sàn, tuyển sinh dễ dãi thì học sinh có còn động cơ để cố gắng, nỗ lực học tập như trước đây?.

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở cho việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, gọi là kỳ thi “3 chung”, “2 chung”. Và luôn đặt ra điểm sàn để xét tuyển vào đại học, thường điểm sàn dao động ở mức 13, 14, 15 điểm. Cách làm này được xã hội đồng thuận vì ít nhất cũng giới hạn được ngưỡng điểm cần thiết để vào đại học.

Vì vậy, theo chúng tôi cần xem xét lại việc bỏ điểm sàn trong tuyển sinh đại học, bởi lẽ làm như thế theo nhiều chuyên gia chất lượng đại học sẽ thấp, có người lo lắng “tuột dốc không phanh”, đào tạo nguồn nhân lực bậc cao mà chất lượng thấp để làm gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm về tình trạng lãng phí khi đào tạo ra mà không sử dụng được.

Hiện nay đất nước ta không thiếu người tốt nghiệp đại học, chỉ thiếu những người có năng lực thực sự. Tại sao không chú trọng đến viêc nâng cao chất lượng mà chỉ chú ý số lượng, tạo sự dễ dãi trong tuyển sinh và như thế bao giờ các trường đại học của nước ta mới có được sự tin tưởng, được xếp thứ hạng cao trên thế giới?.

Việc bỏ điểm sàn trong tuyển sinh theo chúng tôi chỉ có lợi cho những học sinh lười học, thiếu ý chí phấn đấu nhưng cũng có thể bước chân vào đại học, chỉ cần tốt nghiệp THPT là cầm được tấm giấy vào đại học. Một cấp học mà bấy lây nay xã hội tôn quý, ngưỡng vọng với những người được đào tạo, vậy mà nay dễ bị coi thường. Lợi thứ hai là cho các trường ngoài công lập, hoặc các trường công lập của các tỉnh, thành phố đã mọc lên như nấm nhưng không có uy tín, ít được học sinh lựa chọn thì nay có điều kiện để tuyển sinh nhiều hơn. Chủ trương này phải chăng là phao cứu sinh cho các trường trên.

Việc bỏ điểm sàn sẽ gây khó khăn cho các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Các trường này lâu nay đã khó trong tuyển sinh nay lại còn khó hơn. Như Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị, Trường Trung học Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Quảng Trị nhiều lớp chiêu sinh chỉ có một vài em đăng ký vào học. Không đủ số lượng nên buộc phải gửi đi học nơi khác. Ai cũng biết tâm lý của người Việt Nam là muốn vào đại học. Nay thì quá dễ, vậy thì còn đâu cho các trường cao đẳng, trung học nghề tuyển sinh.

Thêm nữa, với dự thảo quy chế này Bộ làm sao có thể thực hiện nghiêm túc chủ trương của Nhà nước là phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Sẽ làm cho tình trạng “thầy nhiều hơn thợ” mà bấy lâu xã hội lên tiếng sẽ ngày càng phức tạp hơn, khi mà mỗi năm số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chiếm tới 95-98% có đủ điều kiện vào đại học. Nếu dự thảo quy định này được thực hiện thì đây là cái cớ để nhiều trường ồ ạt tuyển sinh, bất chấp chất lượng(!).

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ từng chia sẻ: “Chất lượng giáo dục còn hạn chế, nhất là ở bậc đại học, chưa thực sự tạo thành động lực để phát triển kinh tế đất nước”. Vậy mà nay Bộ có ý định bỏ điểm sàn thì làm sao khắc phục được điểm yếu bấy lâu nay đang tồn tại?. Xã hội ta không thiếu sinh viên tốt nghiệp đại học, hơn 200.000 người tốt nghiệp chưa có việc làm, vậy mà còn mở toang cánh cửa, đào tạo ồ ạt thì vài năm nữa số lượng thất nghiệp sẽ càng lớn, gây lãng phí hàng trăm ngàn tỉ đồng. Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Không thể hình dung các ngành quan trọng, mang tính đặc thù lại mở rộng cửa cho những người học hành không ra gì, được vào học để rồi xã hội phải gánh lấy hậu quả. Đầu vào quá thấp, liệu khi ra trường có đáng tin cậy để giao cho họ nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, đào tạo thế hệ trẻ
Sản phẩm được đánh giá tốt cuối năm 2016
Máy ảnh Fujifilm Xa3 giá rẻ chính hãng
Máy ảnh sony a6500
Máy ảnh Nikon D5600
2 sản phẩm dự kiến sẽ cháy hàng trong đợt ra mắt đầu tiên

Địa chỉ tin cậy mua hàng: Cửa hàng Anh Đức Digital
36 Phan Châu Trinh - Đà Nẵng (Giao hàng toàn quốc)
Share on Google Plus

Giới Thiệu Unknown

Mình là Huy, nghề nghiệp chính là chạy xe ôm và bán cá sau 1 thời gian ế ẩm vì lượng khách ít ỏi tôi bắt đầu lấn sân qua ngành CNTT - Nếu 1 ngày nào đó 1lit xăng giá 10k thì tôi sẽ trở lại chạy xe. Nếu ai đã từng đi xe do tôi chở thì đừng ngạc nhiên xin cám ơn. Máy ảnh Fujifilm XA3,Máy ảnh Sony a6500 , Máy ảnh Nikon D5600

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mình là Huy, mình đam mê công nghệ và muốn chia sẽ những thông tin mới nhất về công nghệ điện tử. Nếu mọi người thấy thú vị hãy để lại nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp.