Đánh giá của bạn

Kiến Thức Kĩ Năng hay Thiết Bị Tốt mới cho 1 Tấm Ảnh Đẹp

Kiến Thức Kĩ Năng hay Thiết Bị Tốt mới cho 1 Tấm Ảnh Đẹp

Bài viết của Eduard Gross đặt chúng ta giữa một câu hỏi để chụp ảnh tốt hơn thiết bị hay kiến thức sẽ giúp bạn điều này? Cùng chia sẻ ý kiến của bạn nhé!
Là một nhiếp ảnh gia bạn luôn có một sự thôi thúc lên đời các thiết bị mới vì bạn nghĩ rằng nó sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt hơn. Điều này có thể đúng nhưng chỉ với một số điểm nhất định, bởi vì nếu không có kiến thức bạn không thể tận dụng tối đa thiết bị của mình. Tôi bắt đầu với một chiếc Nikon D3200 và tôi sử dụng nó cho đến ngày nay bởi vì theo ý kiến của tôi thiết bị không phải là tất cả để giúp tôi chụp ảnh tốt hơn.
Nếu như bạn đang tự hỏi có thể làm gì với chiếc máy ảnh của mình thì bài viết này sẽ giúp bạn chứng mình được rằng bạn có thể đạt được những điều tuyệt vời hơn với chiếc máy ảnh của riêng bạn!

Vậy điều gì khiến bạn chụp ảnh tốt hơn, THIẾT BỊ hay KIẾN THỨC của bạn?

Chúng ta không thể phủ nhận được công nghệ trên những chiếc máy ảnh mới sẽ giúp bạn thực hiện tốt hơn nhưng quan điểm của tôi ngay cả khi bạn có thể sở hữu thiết bị tốt nhất thì vẫn chưa thể mang hết những tầm nhìn tốt hơn nếu như bạn không trau dồi kiến thức.
Tôi sẽ mang đến cho bạn một số mẹo và thủ thuật về cách chụp ảnh tốt hơn và vượt qua những trở ngại khi thiết bị của bạn không phải là thiết bị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao bạn cần phải đọc?

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là đọc, nhiều người thường quả qua bước này và nghĩ rằng điều đó không quan trọng nên chủ yếu tâp trung và phần thực hành. Đúng là bạn phải thực hành nhưng trừ khi bạn nghiên cứu lý thuyết đầu tiên thì bạn sẽ thực hành một cách hiệu quả hơn được.
Ví dụ khi bạn đọc một bài viết về tốc độ cửa trập và khẩu độ thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế và bạn sẽ áp dụng, thực hành tốt hơn khi sử dụng trên máy ảnh.
Trước tiên bạn nên tìm kiếm cho mình những kho kiến thức về nhiếp ảnh và những chủ đề bạn quan tâm nhất tích lũy thành của riêng mình. Bạn có thể hiểu rõ hơn về những kỹ thuật chụp ảnh như bố cục, ánh sáng, các thông số…và lưu giữ lại những điều hữu ích cho bạn.

Biết thiết bị của bạn

Bạn vừa mua máy ảnh đầu tiên của mình và bạn bị mắc kẹt với ống kính kít. Nhưng trước khi bạn quyết định đầu tư thêm ống kính chuyên dụng thì bạn có thể học những điều cơ bản. Bởi bạn có thể sử dụng ống kit cho nhiều thể loại ảnh từ chân dung đến phong cảnh, đường phố.
Có thể bạn quan tâm:
Tôi đã chụp hơn 5.000 hình ảnh với ống kit trước khi mua ống kinh thứ hai và tôi học được rất nhiều điều hữu ích. Nếu như bạn chụp chân dung ở tiêu cự 35mm có thể có được hiệu ứng bokeh đẹp khi bạn mở khẩu độ f/4.5. Ở độ dài tiêu cự này là khá hoàn hảo vì nó không rộng nên bạn sẽ không làm méo ó khuôn mặt cũng như bạn có nhiều ánh sáng hơn so với chụp ở một ống kính ở tiêu cự 55mm F/5.6.

Biết mình cần gì để mua

Khi bạn mua thiết bị có thể khó khăn vì không đủ hầu bao hay một lý do nào đó bạn cần hiểu được mình thật sự đang cần gì. Tôi đang nói từ góc nhìn của một nhiếp ảnh gia chân dung, ống kính chụp chân dung đầu tiên của tôi là ống kính 35mm F/1.8. Nếu như bạn muốn chụp xóa phông ấn tượng, bokeh đẹp giá rẻ thì đây là lựa chọn đúng đắn. Tôi vẫn đang khám phá với ống kính này và luôn tìm thấy những điều mới mẻ từ đó.

Kiến thức về thiết bị

Tiếp theo tôi sẽ trình bày một số lý do tại sao thiết bị tốt hơn không khiến bạn trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi hơn và tại sao kiến thức có thể giúp bạn vượt qua các cuộc đấu tranh thiết bị của mình.
Việc mua thiết bị mới luôn hấp dẫn nhưng bạn phải học cách làm tốt nhất những gì bạn đã có. Điều tốt nhất bạn có thể làm với tư cách là một người nghiệp dư chính là bạn mua một chiếc máy ảnh và hãy gắn bó với nó xem liệu bạn có thể đưa ra một tầm nhìn mới mỗi khi ra ngoài chụp ảnh hay không?
Lúc đầu tôi không biết cách sử dụng chế độ thủ công nhưng bạn có nghĩ việc mua một chiếc máy ảnh tốt hơn sẽ giúp đỡ điều đó? Không có câu trả lời, bạn phải đọc và hiểu được mối quan hệ giữa ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ ảnh hưởng đến mọi thứ trong một bức ảnh
Sau khi bạn hiểu được rằng không có hình ảnh nào giống nhau và các cài đặt sẽ thay đổi mỗi lần, bạn phải thực hiện rất nhiều lần thử và sai. Nếu bạn thực hành đủ bạn sẽ có thể đạt được những điều tuyệt vời hơn. Sau khi học cách sử dụng thiết bị của bạn, bạn phải học cách xử lý ảnh của bạn bởi vì nó cũng tạo ra sự khác biệt lớn.
Một điều nữa, bạn nên biết ánh sáng tạo nên sự khác biệt trong mọi bức ảnh, bạn phải học cách thao tác và điều khiển ánh sáng, một khi bạn biết kiểm soát ánh sáng như thế nào thì bạn sẽ thật sự yêu thích thích thiết bị của mình.

Khi nào bạn cần một chiếc máy ảnh tốt hơn chiếc máy ảnh bạn đang dùng?

Sẽ có một vài tình huống bạn sẽ cần đến một thiết bị tốt hơn chiếc máy ảnh bạn đang có, tôi có thể đưa ra một vài ví dụ và mẹo để khắc phục những khó khăn này.

1. Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu

Máy ảnh của bạn không thật sự tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, nếu như có thiết bị đắt tiền có thể giúp bạn điều này. Bạn có thể nâng ISO cao hơn mà không sợ bị nhiễu. Với chiếc máy ảnh cấp thấp việc nâng ISO lên 400 thì hình ảnh thật sự đã có nhiễu. Với một thiết bị FullFrame bạn có thể nâng tầm ISO lên 1600/3200 và hình ảnh của bạn vẫn ổn. Đó chính là sự khác biệt và cũng là lúc bạn cần một thiết bị tốt hơn.

2. Chụp ảnh thể thao

Đây là một điều thật sự khó khăn đối với một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, bạn vẫn có thể tạo được những điều tuyệt vời với chụp ảnh thể thao. Thiết bị chụp ảnh thể thao đòi hỏi nhiều kỹ thuật đáng giá và đáng đồng tiền. Vì vậy, bạn cần phải suy nghĩ.
Việc sử dụng tự động lấy nét sẽ mang đến cho một số thủ thuật, vì vậy bạn cần làm việc theo thời gian của bạn. Bạn có thể biết được vị trí và thời điểm bấm nút kích hoạt sẽ giúp bạn lấy nét tự động rất nhiều, một điều bạn có thể làm là học kỹ thuật chụp ảnh lia máy panning.

Phần kết luận

Tóm lại, thiết bị thực chất là một công cụ, nó không giúp bạn hình thành tầm nhìn của bạn và việc mua các thiết bị mới nhất cho một người mới bắt đầu thật sự không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Khi bạn bắt đầu gặp khó khăn trong việc thể hiện tầm nhìn của mình với thiết bị hiện tại, thì bạn hãy bắt đầu nghĩ đến việc nâng cấp.
Share on Google Plus

Giới Thiệu Admin

Mình là Huy, nghề nghiệp chính là chạy xe ôm và bán cá sau 1 thời gian ế ẩm vì lượng khách ít ỏi tôi bắt đầu lấn sân qua ngành CNTT - Nếu 1 ngày nào đó 1lit xăng giá 10k thì tôi sẽ trở lại chạy xe. Nếu ai đã từng đi xe do tôi chở thì đừng ngạc nhiên xin cám ơn. Máy ảnh Fujifilm XA3,Máy ảnh Sony a6500 , Máy ảnh Nikon D5600

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mình là Huy, mình đam mê công nghệ và muốn chia sẽ những thông tin mới nhất về công nghệ điện tử. Nếu mọi người thấy thú vị hãy để lại nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp.