Đánh giá của bạn

Làm sao để hòa nhập vào 1 công việc bạn không thích

Làm sao để hòa nhập vào 1 công việc bạn không thích

Hãy thử nghĩ đến những đồng nghiệp xung quanh văn phòng của bạn, sẽ có những người không thích phải ở đó, và cũng có thể bạn là một trong số họ. Nhiều người trong chúng ta thường nhập giá trị bản thân với sự nghiệp làm một, và những nỗi buồn trong công việc cũng trở thành nỗi buồn của cuộc sống. Có rất nhiều lời khuyên trong công việc rằng làm thế nào để được tăng lương, thăng chức, cư xử ra sao với những ông bà sếp khó tính, cách quản lý nhân sự, vân vân và mây mây. Tuy nhiên, có rất ít những lời chỉ dẫn xem chúng ta phải làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc tại nơi làm việc mỗi ngày. 

Chung quy lại, một số yếu tố được cho là có thể giúp thay đổi cảm xúc trong công việc thường biết đến qua 3 điều: kiểm soát cuộc sống, những mối liên kết tích cực hàng ngày và niềm vui cũng như ý nghĩa trong cách chúng ta dành thời gian cho việc gì vào lúc thức (đối với hầu hết mọi người, 1/2 thời gian thức là tại nơi làm việc). Cách thích hợp nhất để có thể kiểm soát, kết nối và tạo ý nghĩa cho một ngày chính là "job crafting” (thiết kế công việc). Đó là thuật ngữ được sử dụng bởi nhà tâm lý học Amy Wrzesniewski tại Đại học Yale và giáo sư quản trị kinh doanh Jane E. Dutton đến từ Đại học Michigan. 

Vấn đề không nằm ở công việc

Những người không thích công việc hiện tại của mình có thể trải qua nỗi đau khổ cả về tinh thần lẫn thể xác từ ngày này sang ngày khác. Họ thậm chí còn có nguy cơ mắc chứng căng thẳng mãn tính, một căn bệnh gây ra bởi áp lực lâu ngày kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, viêm não,…theo một nhà phân tích chuyên tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện bởi trường Stanford Graduate School of Business và Harvard Business School. 

Ngoài ra, có một số yếu tố có liên quan đến niềm vui trong công việc mà chúng ta ít có quyền kiểm soát hơn - chẳng hạn như sếp. Tại Mỹ, khoảng 1/2 số người quyết định nghỉ việc mà nguyên nhân xuất phát từ người quản lý, theo kết quả một cuộc thăm dò được thực hiện năm 2015. Mặt khác, lương là yếu tố rất quan trọng. Chúng ta thường không thể quyết định sếp của mình là ai và vị trí đó cũng có thể đột ngột thay đổi bởi người khác. Còn với tiền, các nghiên cứu cho thấy nó chỉ có tác dụng ngắn hạn về mặt hạnh phúc. Vì vậy, giải pháp cuối cùng là tự bạn phải ra tay giải quyết vấn đề. 

Trước vấn đề này, nghiên cứu của Wrzesniewski và Dutton được thực hiện với mục tiêu nhắm đến chính là 3 việc có thể tác động đến mức độ thỏa mãn của bạn tại công ty, đơn nhiên những việc đó phải nằm trong khả năng của bạn: 1/ Điều chỉnh công việc của bạn, hướng đến những phần bạn thích và loại bỏ phần không thích; 2/ Xây dựng mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp; 3/ Tạo thay đổi, làm cho việc làm của bạn có mục đích và có ý nghĩa hơn. 

1) Điều chỉnh công việc, làm cho nó trở nên có ý nghĩa hơn

Hãy tự tạo cho mình 3 danh sách khác nhau; danh sách thứ 1 bao gồm những thứ mà bạn thích về công việc của mình, thích ít và cả thích nhiều. Danh sách thứ 2 bạn hãy liệt kê ra tất cả những thứ phức tạp và nhức đầu trong công việc, từ ít quan trọng cho đến việc quan trọng. Và danh sách cuối cùng, viết ra những điều mà bạn muốn làm ở công ty nhưng hiện không thể, thậm chí cả những việc mà bạn không được trả lương để làm. 

Giờ là lúc “tấn công” vào những đề mục trong danh sách thứ 2. Hãy bắt đầu từ những vấn đề dễ hơn và hoàn thành chúng một cách xuất sắc. Có một số thứ bạn có thể bắt đầu thực hiện từ hôm nay, và một số chuyện phải mất đến vài tháng. Một số việc cũng cần phải thực hiện cam kết hoàn thành với sếp, nhưng một số thì không. Một số thay đổi này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn, trong khi số khác hoặc là làm tăng mức độ hạnh phúc hoặc giảm bớt căng thẳng. Rõ ràng đó là một sự cải thiện. 

Hãy tưởng tượng về những danh sách bên trên. Sự sáng tạo được chứng minh có khả năng làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc. Liệt kê ra những điều cần quan tâm trong 3 danh sách này được cho là một chút gia vị khôn ngoan bổ sung vào công việc của bạn. Thời gian trôi qua, danh sách của bạn sẽ ngày càng phát triển, cũng như những việc mà bạn đã hoàn thành sẽ được ghi lại một cách rõ ràng. 

Có một điều gần như chắc chắn là khi bạn xóa một hạng mục trong danh sách thứ 2 (những thứ bạn không thích) và danh sách thứ 3 (những việc bạn muốn thêm vào), bạn sẽ phải bổ sung vào danh sách đầu tiên thứ gì đó (những yếu tố mà bạn thích ở công việc của mình). 
2. Hãy xích lại gần nhau hơn


 gần như không thể quyết định được đâu sẽ là những người đồng nghiệp của mình, nhưng điều có thể làm là xây dựng mối quan hệ với họ. Hãy thử tìm hiểu xem đồng nghiệp của bạn muốn gì và giúp họ thực hiện được điều đó, thậm chí nếu bạn không phải là sếp của họ. Hãy làm cho những cuộc họp trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Bằng cách nào đó, bạn hãy giúp mọi người làm giảm độ dài, mức độ bắt buộc và tần suất của các cuộc họp. 

Hãy gia tăng những cuộc gặp mặt không liên quan đến công việc, thậm chí là vào giờ nghỉ trưa. Hãy ăn trưa cùng nhau, cà phê cùng nhau và không nói về công việc, trừ khi bạn thực sự cần và muốn. Thử vận dụng tính hài hước của mình trong suốt ngày làm việc, tất nhiên sự hài hước này phải đúng lúc. 

Hãy tìm cách hiểu đồng nghiệp của bạn hơn, đào sâu sự liên kết của bạn với họ. Càng có nhiều mối quan hệ, bạn càng mong chờ để được gặp họ mỗi ngày. Và nếu bạn trông chờ vào sự tương tác với đồng nghiệp như vậy, bạn sẽ thích công việc của mình nhiều thêm. Bạn có thể không thích những gì bạn đang làm, nhưng ít ra thì ở đó vẫn có con Trang, thằng Hưng hay anh Hải đẹp trai nào đó. Ngoài ra, một hệ quả khác của phương án thứ 2 này là nó cũng giúp tăng mức độ hạnh phúc của các đồng nghiệp. 

3/ Tạo một danh hiệu mới cho công việc của bạn trong đầu

Nằm trong một phần của nghiên cứu, 2 nhà khoa học Wrzesniewski và Dutton đã tập trung vào một nhóm những nhân viên vệ sinh bệnh viện. Làm sạch bô vệ sinh và tương tác với người bệnh hay người đang hấp hối có lẽ là công việc mơ ước của rất ít người. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có một yếu tố quan trọng có mặt ở những người yêu thích công việc của họ chính là cách họ nhận thức về nó. 

Công việc là như nhau đối với tất cả mọi người, nhưng trong khi một số nghĩ rằng việc của họ thật nhàm chán thì số khác lại cho rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa khỏi bệnh cho các bệnh nhân. Một người thậm chí còn tự phong cho mình là “sứ giả”. Suy nghĩ khác biệt sẽ tạo ra những thay đổi trong cách hoàn thành công việc. “Đó không chỉ là sự thay đổi về nhận thức. Nó thay đổi hành vi ảnh hưởng đến công việc. Nếu bạn nghĩ “Tôi là đại sứ của bệnh viện này”, bạn có thể thay đổi cách thực hiện công việc”, Wrzesniewski giải thích. 

Ví dụ như trong quá trình làm sạch bô, nếu bạn nghĩ rằng mình cũng có vai trò chăm sóc bệnh nhân, lúc bấy giờ khi nhận thấy các dấu hiệu về vấn đề sức khỏe xuất hiện bên trong bô đó bạn sẽ báo cáo với y tá hoặc bác sĩ. “Nếu bạn không nghĩ về nó, bạn sẽ không thể làm điều đó”, Wrzesniewski nói. Bằng cách thay đổi cách nghĩ về công việc, làm cho nó trở nên có ý nghĩa và có mục đích hơn, các nhân viên vệ sinh của bệnh viện chẳng những không lơ là mà còn tập trung hơn để hướng đến mục đích đó. 

Bạn có thể làm điều đó với công việc của mình? Hãy nghĩ về công việc của bạn và liên kết nó với những tác động tích cực đối với người khác hoặc môi trường xung quanh. Bạn đang làm công tác nhập liệu trong một góc văn phòng buồn tẻ, nhưng hãy nghĩ xem dữ liệu mà bạn đang nhập vào được sử dụng cho việc gì? Và sự tận tụy của bạn như thế nào với mức độ quan trọng của những dữ liệu đó? Bạn có thể đang thực hiện một công việc được lặp đi lặp lại trong nhà máy, nhưng thứ bạn đang sản xuất có thể mang đến cho người khác niềm vui. 

Ngoài việc tìm ra ý nghĩa và mục đích của công việc, ý nghĩa và mục đích của tiền lương mà bạn nhận được cũng là một yếu tố quan trọng, chẳng hạn như nó sẽ được dùng cho nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Điều quan trọng là hãy nhớ về những điều đó khi bạn căng thẳng hoặc gặp chuyện không vui trong công việc. Tin chắc rằng việc đó sẽ cung cấp cho bạn thêm sức mạnh để vượt qua giai đoạn khó khăn đó. 
Sản phẩm được đánh giá tốt trong năm 2017
Máy ảnh sony a6500 chính hãng
Máy ảnh sony A9 chính hãng
May anh fujifilm X-a3

Địa chỉ tin cậy mua hàng: Cửa hàng Anh Đức Digital
36 Phan Châu Trinh - Đà Nẵng (Giao hàng toàn quốc)
Share on Google Plus

Giới Thiệu Admin

Mình là Huy, nghề nghiệp chính là chạy xe ôm và bán cá sau 1 thời gian ế ẩm vì lượng khách ít ỏi tôi bắt đầu lấn sân qua ngành CNTT - Nếu 1 ngày nào đó 1lit xăng giá 10k thì tôi sẽ trở lại chạy xe. Nếu ai đã từng đi xe do tôi chở thì đừng ngạc nhiên xin cám ơn. Máy ảnh Fujifilm XA3,Máy ảnh Sony a6500 , Máy ảnh Nikon D5600

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mình là Huy, mình đam mê công nghệ và muốn chia sẽ những thông tin mới nhất về công nghệ điện tử. Nếu mọi người thấy thú vị hãy để lại nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp.